Câu hỏi: Tôi có một đối tác nước ngoài đang có mong muốn thành lập một công ty tại Việt Nam để hoạt động đầu tư kinh doanh, Luật sư xin cho tôi biết về những lưu ý khi thành lập thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam?
Luật sư tư vấn: Về vấn đề bạn đang thắc mắc chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất, về ngành nghề kinh doanh
Theo các cam kết quốc tế và pháp luật của Việt Nam, các điều kiện đầu tư, thủ tục đầu tư sẽ xác định dựa trên yếu tố cơ bản là nội dung các lĩnh vực đầu tư kinh doanh của dự án tại Việt Nam. Theo đó, để đơn giản hóa và tiết kiệm thời gian, chi phí, Nhà đầu tư nước ngoài nên cân nhắc lựa chọn những ngành nghề kinh doanh thực tế, tránh đăng ký những ngành nghề kinh doanh thừa hoặc bị hạn chế đầu tư tại Việt Nam.
Thứ hai, về tư cách pháp lý và loại hình doanh nghiệp
Các Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có thể là các cá nhân hoặc công ty nước ngoài. Mỗi tư cách pháp lý lại có những điều kiện và các tài liệu cần chuẩn bị khác nhau, đặc biệt chịu sự điều chỉnh hoặc giới hạn (nếu có) của một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện được Nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn. Trên thực tế, Nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn hai loại hình doanh nghiệp để thành lập tại Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, trong đó số lượng công ty trách nhiệm chiếm phần lớn do những đặc tính riêng phù hợp với các công ty có vốn nước ngoài.
Thứ ba, về xác định Vốn đầu tư, Vốn điều lệ
Để xác định được lượng vốn đầu tư, vốn điều lệ phù hợp, các Nhà đầu tư nước ngoài cần xác định được tổng hợp các điều kiện hạn mức đầu tư nếu có đối với toàn bộ các lĩnh vực/ngành nghề đầu tư có điều kiện nếu có và kế hoạch tài chính cụ thể đảm bảo tính khả thi khi triển khai dự án, tránh đăng ký quá ít dẫn đến phải điều chỉnh nhiều lần gây tốn thời gian và chi phí. Cần lưu ý, việc góp vốn đầu tư và vốn điều lệ cần thực hiện đúng theo thời hạn đã đăng ký thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Điều lệ công ty và pháp luật Việt Nam.
Thứ tư, về địa điểm thực hiện dự án đầu tư và trụ sở công ty
Các Nhà đầu tư nước ngoài nên chọn các địa điểm đầu tư, thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam có địa chỉ rõ ràng; chọn Bên cho thuê có đủ các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc/và quyền cho thuê/quyền cho thuê lại nếu có; địa điểm/văn phòng cho thuê thuộc diện được phép cho thuê, được thiết kế và xây dựng đúng quy định của pháp luật Việt Nam, không đang trong tình trạng có tranh chấp. Văn phòng thuê cần thuộc khu vực được thiết kế và xây dựng phục vụ chức năng văn phòng trên cơ sở đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam đã cấp phép xây dựng.
Thứ năm, về bố trí tuyển dụng người lao động
Người lao động có thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam để làm việc cho công ty được thành lập. Tuy nhiên, nếu có sử dụng lao động là người nước ngoài, Công ty phải thực hiện các thủ tục xin cấp Visa, xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài, Giấy phép lao động, Thẻ tạm trú theo các điều kiện, thủ tục được pháp luật Việt Nam quy định.
Thứ sáu, về người đại diện theo pháp luật cho công ty
Người đại diện theo pháp luật của công ty tại Việt Nam là cá nhân đại diện cho công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty, đại diện cho công ty với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Công ty TNHH và công ty cổ phần tại Việt Nam có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Công ty phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp Công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.
Thứ bảy, về nghĩa vụ thuế, chế độ bảo hiểm xã hội và các nghĩa vụ tài chính khác
Hằng năm, mỗi công ty tại Việt Nam sẽ phải nộp Lệ phí môn bài (từ 2 đến 3 triệu đồng Việt tùy theo vốn điều lệ đăng ký); phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi có lợi nhuận ròng; kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng. Tùy vào ngành nghề đầu tư kinh doanh, công ty tại Việt Nam còn có thể phải nộp các loại thuế như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, ….Việt Nam cũng có nhiều quy định ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp khi đầu tư trong các ngành nghề được ưu đãi đầu tư hoặc đầu tư tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Thứ tám, về chế độ báo cáo dự án đầu tư
Công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam được lập theo dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện đúng và đầy đủ chế độ báo cáo dự án đầu tư, phải đăng ký tài khoản và thực hiện chế độ báo cáo dự án thông qua Cổng thông tin quốc gia về đầu tư và các loại báo cáo giám sát đầu tư theo luật định.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Những lưu ý khi thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam”. Nếu bạn còn câu hỏi cân giải đáp xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Trân trọng./.
Theo các cam kết quốc tế và pháp luật của Việt Nam, các điều kiện đầu tư, thủ tục đầu tư sẽ xác định dựa trên yếu tố cơ bản là nội dung các lĩnh vực đầu tư kinh doanh của dự án tại Việt Nam. Theo đó, để đơn giản hóa và tiết kiệm thời gian, chi phí, Nhà đầu tư nước ngoài nên cân nhắc lựa chọn những ngành nghề kinh doanh thực tế, tránh đăng ký những ngành nghề kinh doanh thừa hoặc bị hạn chế đầu tư tại Việt Nam.
Thứ hai, về tư cách pháp lý và loại hình doanh nghiệp
Các Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có thể là các cá nhân hoặc công ty nước ngoài. Mỗi tư cách pháp lý lại có những điều kiện và các tài liệu cần chuẩn bị khác nhau, đặc biệt chịu sự điều chỉnh hoặc giới hạn (nếu có) của một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện được Nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn. Trên thực tế, Nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn hai loại hình doanh nghiệp để thành lập tại Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, trong đó số lượng công ty trách nhiệm chiếm phần lớn do những đặc tính riêng phù hợp với các công ty có vốn nước ngoài.
Thứ ba, về xác định Vốn đầu tư, Vốn điều lệ
Để xác định được lượng vốn đầu tư, vốn điều lệ phù hợp, các Nhà đầu tư nước ngoài cần xác định được tổng hợp các điều kiện hạn mức đầu tư nếu có đối với toàn bộ các lĩnh vực/ngành nghề đầu tư có điều kiện nếu có và kế hoạch tài chính cụ thể đảm bảo tính khả thi khi triển khai dự án, tránh đăng ký quá ít dẫn đến phải điều chỉnh nhiều lần gây tốn thời gian và chi phí. Cần lưu ý, việc góp vốn đầu tư và vốn điều lệ cần thực hiện đúng theo thời hạn đã đăng ký thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Điều lệ công ty và pháp luật Việt Nam.
Thứ tư, về địa điểm thực hiện dự án đầu tư và trụ sở công ty
Các Nhà đầu tư nước ngoài nên chọn các địa điểm đầu tư, thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam có địa chỉ rõ ràng; chọn Bên cho thuê có đủ các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc/và quyền cho thuê/quyền cho thuê lại nếu có; địa điểm/văn phòng cho thuê thuộc diện được phép cho thuê, được thiết kế và xây dựng đúng quy định của pháp luật Việt Nam, không đang trong tình trạng có tranh chấp. Văn phòng thuê cần thuộc khu vực được thiết kế và xây dựng phục vụ chức năng văn phòng trên cơ sở đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam đã cấp phép xây dựng.
Thứ năm, về bố trí tuyển dụng người lao động
Người lao động có thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam để làm việc cho công ty được thành lập. Tuy nhiên, nếu có sử dụng lao động là người nước ngoài, Công ty phải thực hiện các thủ tục xin cấp Visa, xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài, Giấy phép lao động, Thẻ tạm trú theo các điều kiện, thủ tục được pháp luật Việt Nam quy định.
Thứ sáu, về người đại diện theo pháp luật cho công ty
Người đại diện theo pháp luật của công ty tại Việt Nam là cá nhân đại diện cho công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty, đại diện cho công ty với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Công ty TNHH và công ty cổ phần tại Việt Nam có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Công ty phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp Công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.
Thứ bảy, về nghĩa vụ thuế, chế độ bảo hiểm xã hội và các nghĩa vụ tài chính khác
Hằng năm, mỗi công ty tại Việt Nam sẽ phải nộp Lệ phí môn bài (từ 2 đến 3 triệu đồng Việt tùy theo vốn điều lệ đăng ký); phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi có lợi nhuận ròng; kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng. Tùy vào ngành nghề đầu tư kinh doanh, công ty tại Việt Nam còn có thể phải nộp các loại thuế như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, ….Việt Nam cũng có nhiều quy định ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp khi đầu tư trong các ngành nghề được ưu đãi đầu tư hoặc đầu tư tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Thứ tám, về chế độ báo cáo dự án đầu tư
Công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam được lập theo dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện đúng và đầy đủ chế độ báo cáo dự án đầu tư, phải đăng ký tài khoản và thực hiện chế độ báo cáo dự án thông qua Cổng thông tin quốc gia về đầu tư và các loại báo cáo giám sát đầu tư theo luật định.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Những lưu ý khi thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam”. Nếu bạn còn câu hỏi cân giải đáp xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Trân trọng./.